Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

Đối đầu với Zoom, Facebook ra mắt Messenger Rooms, cho phép gọi video không giới hạn thời gian với 50 người cùng lúc

Có vẻ đà tăng trưởng điên rồ của ứng dụng thoại video Zoom đã làm Facebook phải nóng mắt khi quyết định tung ra câu trả lời của mình bằng Messenger Rooms, cho phép gọi video cùng lúc đến 50 người, không giới hạn thời gian.

Hiện tại Facebook Messenger vốn đã có chức năng gọi video, nhưng nó không chỉ giới hạn số lượng người tham gia cuộc gọi, mà còn họ buộc phải có tài khoản Facebook thì mới được sử dụng.

Đối đầu với Zoom, Facebook ra mắt Messenger Rooms, cho phép gọi video không giới hạn thời gian với 50 người cùng lúc - Ảnh 1.

Với tính năng Messenger Rooms mới, điều này đã thay đổi. Đầu tiên bạn có thể tổ chức một cuộc gọi video cho 50 người tham gia và họ cũng không cần phải có tài khoản Facebook – họ có thể tham gia vào cuộc gọi này thông qua một đường link mà bạn tạo ra. Chỉ với một cú click chuột, họ có thể tham gia vào cuộc gọi này – tương tự như Zoom. Quan trọng hơn, Messenger Rooms sẽ không có giới hạn nào về thời gian.

Nếu bạn tham gia vào Room thông qua ứng dụng Messenger, bạn có thể sử dụng các hiệu ứng AR và những tính năng mới như thay đổi phông nền đằng sau và ánh sáng theo cảm xúc.

Người tạo cuộc họp trên Room có thể chọn ai sẽ thấy cuộc họp đó và được tham gia nó, cũng như có thể loại bỏ bất kỳ ai khỏi cuộc gọi vào bất kỳ lúc nào, cũng như khóa cuộc gọi lại nếu như không muốn người nào khác tham gia vào. Tất nhiên, bạn cũng có thể rời khỏi cuộc gọi khi nào bạn muốn. Cuộc gọi do bạn tạo ra trên Rooms thông qua Facebook Group mặc định sẽ mở với mọi thành viên trong Nhóm đó.

Đối đầu với Zoom, Facebook ra mắt Messenger Rooms, cho phép gọi video không giới hạn thời gian với 50 người cùng lúc - Ảnh 2.

Tuy vậy, tính năng Rooms này cũng không được mã hóa đầu cuối, bởi vì "có những thách thức đáng kể" về việc cung cấp khả năng mã hóa cho cuộc gọi video với số lượng người tham gia lớn đến như vậy. Tuy nhiên, Facebook cho biết họ đang tích cực phát triển điều này trong tương lai.

Trong khi đó, nội dung cuộc gọi trên Rooms được mã hóa giữa những người tham gia và máy chủ Facebook, và được "đặt tại một số ít quốc gia có quy định luật pháp chặt chẽ." Công ty cũng hứa hẹn sẽ không xem hoặc nghe trộm các đoạn video hay cuộc gọi của bạn.

Trong tuần này, phiên dịch Messenger Rooms sẽ được triển khai tại một số quốc gia, và sẽ mở rộng trên toàn cầu "trong vài tuần tới."

Tham khảo GSMArena



Covid-19 để lộ ra mặt trái của xã hội Singapore: Có một tầng lớp đã và đang bị phân biệt rõ ràng đến đáng sợ

Vào lúc này, Rubel đang cảm thấy sợ hãi. Khu nhà tập thể nơi anh công nhân 28 tuổi cùng các lao động nhập cư khác sinh sống đã bị phong tỏa. Nội bất xuất, ngoại bất nhập, theo yêu cầu của nhà chức trách nhằm kiểm soát sự lây lan của dịch Covid-19 do virus corona chủng mới gây ra.

Vài tuần gần đây, đảo quốc Sư tử đã phải chứng kiến dịch bệnh bùng nổ một cách đáng sợ, với hàng ngàn ca nhiễm mới tại các ổ dịch trong những khu nhà tập thể cho công nhân người nước ngoài. Để kiểm soát, chính phủ đã ra lệnh phong tỏa toàn bộ các cơ sở này, làm xét nghiệm cho công nhân và đưa mọi bệnh nhân có triệu chứng sang khu vực cách ly riêng.

Việc phong tỏa tưởng như hoàn toàn hợp lý, nhưng nó lại khiến hàng trăm ngàn công nhân bị kẹt lại, sống chen chúc trong những căn phòng chật hẹp, đến mức để "giãn cách xã hội" thì quả thực là bất khả thi.

Covid-19 để lộ ra mặt trái của xã hội Singapore: Có một tầng lớp đã và đang bị phân biệt rõ ràng đến đáng sợ - Ảnh 1.

Singapore có tới 1,4 triệu lao động nước ngoài, chủ yếu từ Nam Á và Đông Nam Á. Họ tới đây làm những công việc phổ thông, như giúp việc, công nhân xây dựng, công nhân nhà máy... và nhờ vậy trở thành lực lượng thiết yếu để giúp xã hội quốc gia này vận hành. Thế nhưng, họ vẫn nằm trong danh sách được trả lương thấp nhất, dễ chịu tổn thương nhất.

Rubel tới từ Bangladesh. Anh đến đây vào 6 năm trước, làm công nhân xây dựng để kiếm tiền gửi về cho gia đình. Nhưng hiện tại với lệnh phong tỏa, không những khiến sức khỏe gặp rủi ro, anh còn lo lắng cho cuộc sống của người thân nơi quê nhà.

"Tôi sợ nhiễm virus, bởi nếu ngã bệnh thì lấy ai chăm lo cho gia đình," - Rubel chia sẻ.

Anh cũng chẳng thể ngờ tình cảnh này lại xảy ra. Trong 3 tháng đầu năm, Singapore được ca ngợi, trở thành hình mẫu của thế giới khi dập dịch rất nhanh với những phương pháp kìm hãm quyết liệt. Nhưng mọi chuyện thay đổi 180 độ. Tính từ 17/3 đến nay, số ca nhiễm ở quốc gia này tăng từ 266 lên hơn 12.000 trường hợp, theo số liệu từ ĐH Johns Hopkins.

Covid-19 để lộ ra mặt trái của xã hội Singapore: Có một tầng lớp đã và đang bị phân biệt rõ ràng đến đáng sợ - Ảnh 2.

Một căn phòng dành cho dân nhập cư

Đáng chú ý, mỗi ngày họ có hơn 1000 ca nhiễm, mà chỉ vài chục là từ công dân Singapore. Số còn lại, tất cả đều là lao động nhập cư.

Sự phân biệt của đất nước được xây dựng bởi người nhập cư

Có một sự thật ít người biết, đó là hầu hết các công trình biểu tượng của Singapore - như khu tổ hợp Marina Bay Sands, đều được xây dựng bởi đội ngũ lao động nhập cư.

40 năm trước, nền kinh tế của Singapore chưa mạnh như bây giờ. Không có nhiều đất đai và tài nguyên, chính phủ phải tập trung đầu tư vào giáo dục, đặc biệt là các môn khoa học tự nhiên nhằm tạo ra một nền kinh tế có xu hướng xuất khẩu, và thu lời từ công nghiệp hóa.

Covid-19 để lộ ra mặt trái của xã hội Singapore: Có một tầng lớp đã và đang bị phân biệt rõ ràng đến đáng sợ - Ảnh 3.

Nhưng kế hoạch này vấp phải vấn đề, đó là dân số của Singapore quá nhỏ. Họ không đủ nhân lực, nên buộc phải dựa vào các lao động từ nước ngoài. 40 năm trước là thế, và bây giờ cũng vậy. Ngày nay, đất nước 5,7 triệu dân có khoảng 1/4 là lao động nước ngoài.

Kế hoạch đầy tham vọng đã có hiệu quả - ít nhất là với công dân Singapore. Lực lượng nhân công giá rẻ từ nước ngoài đã giúp thu nhập trung bình của dân Singapore lên tới 56.786 USD vào năm 2019, trở thành một trong những nơi thịnh vượng nhất thế giới tính trên GDP đầu người.

Tuy nhiên, sự thịnh vượng ấy chẳng có phần của dân nhập cư. Họ bị gạt sang một bên, sống trong những điều kiện ngặt nghèo nhất, có rất ít quyền lợi và sự bảo hộ từ chính phủ. Nói cách khác khi một cơn khủng hoảng như Covid-19 ập đến, họ là những đối tượng chịu ảnh hưởng lớn nhất.

Những quả bom nổ chậm

Ngày 4/4, Singapore chứng khiến số ca nhiễm mới tăng thêm 75 người - bước tăng kỷ lục ở thời điểm đó. Lần theo dấu vết, nhà chức trách tìm về các khu nhà tập thể theo dạng ký túc xá, vốn được xây làm nhà ở cho dân nhập cư. Khoảng 200.000 công nhân sống trong 43 khu nhà như vậy.

Có một từ dùng để miêu tả tình trạng dịch thuật trong các khu nhà này: Chật! Mỗi phòng có khoảng 10 - 20 công nhân sống chen chúc, trong khoảng không gian từ 45 - 90m2.

Trong một video khảo sát của CNN về một trong những căn nhà như vậy, có cảnh công nhân nằm ngủ trên những chiếc giường tầng xếp sát cạnh, cách nhau chỉ trên dưới 1m. Hầu hết là nam giới, đến từ những quốc gia có nền kinh tế kém phát triển. Họ dùng chung toilet, nhà tắm, phòng giặt, tủ đồ, và đến bữa thì xếp hàng nhận đồ ăn.

Covid-19 để lộ ra mặt trái của xã hội Singapore: Có một tầng lớp đã và đang bị phân biệt rõ ràng đến đáng sợ - Ảnh 4.

Mô tả như vậy để thấy rằng, việc tự cách ly đối với họ là vô nghĩa. Họ không thể giãn cách được vì chẳng có chỗ mà giãn, và đó là lý do vì sao virus corona có thể bùng phát nhanh đến vậy.

Đáng chú ý, chính phủ Singapore dường như phớt lờ rủi ro tại đây, và đã không hề cảnh báo họ cho đến khi mọi chuyện quá muộn. Đây là nhận xét của Alex Au, phó chủ tịch tổ chức phi lợi nhuận TWC2 dành cho người nhập cư.

"Trong khi tuân theo cả thế giới yêu cầu giãn cách xã hội, tôi nghĩ chính phủ đã bỏ qua thực tế rằng đối với dân lao động chân tay phải ở 10 - 20 người/phòng, điều đó là không thể, " - ông cho biết. "Việc không thể nhìn thấu rủi ro này và đưa ra giải pháp hợp lý đã đẩy chúng tôi vào tình cảnh tồi tệ."

Tại một số khu nhà, công nhân cho biết các biện pháp của chính phủ giúp họ an tâm hơn. Zasim, công nhân 27 tuổi từ Bangladesh chia sẻ anh được cung cấp khẩu trang, nước rửa tay, dụng cụ vệ sinh, xà phòng, và cả trái cây tươi. Họ cho phép anh dùng WiFi miễn phí, kèm vài chiếc thẻ điện thoại để anh và nhóm bạn cùng phòng có thể gọi điện, nhắn tin cho người thân trong thời gian phong tỏa.

Covid-19 để lộ ra mặt trái của xã hội Singapore: Có một tầng lớp đã và đang bị phân biệt rõ ràng đến đáng sợ - Ảnh 5.

Căn phòng Zasim sinh sống

Nhưng cũng giống như Rubel, điều khiến Zasim lo lắng nhất là ảnh hưởng đến tài chính. Dẫu vậy, việc chính phủ cho rằng công nhân nhập cư vẫn nên được trả tiền trong giai đoạn này, đồng thời cung cấp viện trợ để doanh nghiệp làm điều đó đã khiến anh cảm thấy yên tâm hơn.

Rubel cũng có cảm nhận tương tự. Giờ đây, khu nhà anh sống đã sạch sẽ hơn, được cung cấp đồ ăn mỗi ngày. Dẫu vậy, tâm trạng của anh vẫn rất căng thẳng. Quá đông người trong không gian hẹp, ai cũng sợ mình đang sống chung với nhóm chưa phát triệu chứng.

"Thực sự rất căng thẳng cho bất kỳ ai trong tình cảnh này," - trích lời Desiree Leong, chuyên viên điều hành Tổ chức Nhân đạo cho Lao động nhập cư tại Singapore. "Bạn bị nhốt trong đó cả ngày. Rất căng thẳng và khó chịu."

Covid-19 để lộ ra mặt trái của xã hội Singapore: Có một tầng lớp đã và đang bị phân biệt rõ ràng đến đáng sợ - Ảnh 6.

Theo Tommy Koh - luật sư người Singapore nhận định, những khu nhà như vậy không khác gì bom nổ chậm với đất nước. "Cách Singapore đối xử với người nhập cư thực sự không văn minh. Chính phủ cho phép chủ doanh nghiệp đưa lao động vào trong các căn phòng chỉ toàn giường, không có chỗ mà kê ghế. Họ ở chen chúc nhau như cá hộp, 12 người trong một phòng."

"Đó là một quả bom, chỉ chờ dịp để kích nổ."

Nguồn: CNN

Các tỷ phú Mỹ bỏ túi thêm 280 tỷ USD kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu

Dù bản thân virus corona không phân biệt người nào có thể bị nhiễm, người nào không, nhưng đại dịch COVID-19 chắc chắn không thể làm xê dịch cán cân giàu – nghèo. Trong cùng thời điểm 22 triệu người Mỹ mất đi công ăn việc làm, khối tài sản của tầng lớp tỷ phú Mỹ vẫn tăng đều đặn 10% - hoặc tăng thêm 282 tỷ USD so với con số  ước tính vào đầu tháng 3. Tổng số tài sản ròng của các "đại gia" này hiện đã lên đến con số 3,229 nghìn tỷ USD.

Cú sẩy chân của thị trường chứng khoán vào đầu đại dịch có thể gây chút hoang mang cho túi tiền của các tỷ phú – ví dụ, tài sản ròng của ông trùm Amazon, Jeff Bezos, đã tụt xuống mức 105 tỷ USD vào ngày 12/3. Nhưng rồi chuyện đâu lại vào đấy: đến ngày 15/4, tài sản ròng của ông đã tăng thêm 25 tỷ USD. Eric Yuan, nhà sáng lập và CEO của Zoom, là một trong số ít các nhà phát tiển chứng kiến khối tài sản ròng tăng đều đặn kể cả khi thị trường gặp rắc rối, và hiện nay, tài sản ròng của ông đã lên mức 2,58 tỷ USD.

Các tỷ phú Mỹ bỏ túi thêm 280 tỷ USD kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu - Ảnh 1.

Những " kẻ hưởng lợi từ đại dịch " – theo cách gọi của một báo cáo từ Viện nghiên cứu chính sách Mỹ  - chỉ là một mảnh nhỏ của bài toán bất bình đẳng giàu có tại Mỹ. Kể từ năm 1980, các khoản thuế được chi trả bởi các tỷ phú, vốn được tính theo tỉ lệ phần trăm của khối tài sản mỗi người sở hữu – đã giảm đến 79%.

" Chúng ta đang nói về những vị tỷ phú từ thiện chia sẻ 0,0001% tài sản của họ với cộng đồng trong khủng hoảng, nhưng trên thực tế, họ đã lợi dụng luật thuế để giảm thuế cho chính mình trong hàng thập kỷ - số tiền đó lẽ ra đã có thể được dùng vào xây dựng nên hệ thống y tế công tốt hơn " – Chuck Collins, giám đốc Chương trình Bất bình đẳng và Lợi ích chung tại Viện nghiên cứu chính sách Hoa Kỳ nói. Ông còn là đồng tác giả của bản báo cáo mang tiêu đề "Billionaire Bonanza 2020: Wealth Windfalls, Tumbling Taxes, and Pandemic Profiteers".

Viện nghiên cứu chính sách này từng đưa ra bản báo cáo Billionaire Bonanza đầu tiên vào năm 2015; kể từ đó, báo cáo đã tiếp tục đánh giá tình hình bất bình đẳng giàu nghèo tại Mỹ, mỗi năm lại tập trung vào những yếu tố cụ thể khác nhau (ví dụ, bản báo cáo năm 2018 nói về những đế chế giàu có). Bản báo cáo năm nay nói về các tỷ phú hưởng lợi từ đại dịch virus corona. Để đưa ra các số liệu và kết luận, Collins và các đồng tác giả khác đã nghiên cứu danh sách tỷ phú thế giới thường niên của Forbes, cũng như các danh sách theo dõi hàng ngày từ cả Forbes và Bloomberg.

Các tỷ phú Mỹ bỏ túi thêm 280 tỷ USD kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu - Ảnh 2.

Forbes phải chọn ra thời điểm để lấy số liệu tài sản ròng cho danh sách của họ, và họ đã chọn ngày 18/3; danh sách được hoàn thành vào ngày 7/4. " Chúng tôi ngay lập tức nghiên cứu nó và nhận ra rằng, mới chỉ 3 tuần sau thôi, câu chuyện đã thay đổi nhanh chóng " – Collins nói. " Đại dịch thực sự ảnh hưởng đến các tỷ phú; tài sản của họ giảm so với năm ngoái nếu xét trên toàn cầu, và nếu xét ở Mỹ, chỉ trong 3 tuần, họ đã vượt qua được số tài sản tích lũy năm ngoái và hiện đang hướng đến những cột mốc mới ".

Ví dụ về sự bất bình đẳng trong thời buổi đại dịch này còn một lần nữa nhấn mạnh một số quan điểm mà viện nghiên cứu từ lâu đã đưa ra về hố sâu bất bình đẳng và chúng đã ăn sâu vào xã hội ra sao. " Bất bình đẳng là tình trạng đã tồn tại sẵn của nước Mỹ " – Collins nói. " Khi đại dịch xảy ra, xã hội đã rất phân cực rồi, và không may là chúng ta không hề muốn sau khi đại dịch kết thúc, tình hình càng phân cực hơn nữa ".

Một phát hiện quan trọng của báo cáo là sau khủng hoảng kinh tế 2008, chưa đầy 30 tháng sau, tài sản của giới tỷ phú đã trở lại mức trước khủng hoảng. Tài sản của họ nhanh chóng vượt qua mức trước 2008. Nhưng đến năm 2019, tầng lớp trung lưu ở Mỹ thậm chí vẫn chưa thể hồi phục đến mức tài sản ròng của họ vào năm 2007. " Mọi người đối phó với đại dịch với tình trạng kinh tế vẫn bị ảnh hưởng từ sau cuộc đại khủng hoảng " – ông nói.

Để giải quyết vấn đề, các tác giả kêu gọi thiết lập một Ủy ban Giám sát Trục lợi Đại dịch, một Đạo luật Minh bạch Doanh nghiệp nhằm ngăn chặn hoạt động che giấu tài sản, và một khoản Phụ thuế Thu nhập Triệu phú khẩn cấp 10%, cùng nhiều hành động khác.

Collins đặc biệt thích ý tưởng về một kế hoạch Kích thích Từ thiện, một kế hoạch có thể giúp chuyển khoảng 1,2 nghìn phiên dịch tỷ USD vốn đang không được sử dụng trong các tổ chức tư nhân, và khoảng 120 triệu USD khác trong các quỹ tư vấn, đến tay những người đang thực sự cần. Các tổ chức tư nhân hiện được đề nghị phải trả chỉ 5% thuế mỗi năm, và số tiền đó có thể bao gồm cả chi phí hoạt động; trong khi đó các quỹ tư vấn thì không cần, do đó không có gì khích lệ họ chuyển tiền đến các tổ chức từ thiện đang cần cả.

" Các nhà tài trợ giàu có đã tận dụng các điều khoản giảm thuế, và nay thì tiền cứ nằm yên ở đó… Nếu họ đang dành tiền cho một ngày mưa, thì họ nên nhìn ra ngoài cửa sổ. Trời đang mưa rất nặng hạt " – ông nói. " Đã đến lúc hoàn thành phần thứ hai của lời hứa. Họ đã được giảm thuế; bây giờ hay chuyển tiền đến các tổ chức từ thiện cộng đồng đang hoạt động để giải quyết các vấn đề cấp bách, những tổ chức đang lo ngại sẽ phải đóng cửa vì thiếu kinh phí …"

Một số tỷ phú đã hiến tặng những khoản tiền lớn trong quãng thời gian diễn ra đại dịch, nhưng Collins nói chúng ta không thể cho phép những hành động từ thiện đó khiến người ta quên đi sự bất bình đẳng. " Từ thiện thực sự không phải là một sự thay thế cho một hệ thống thuế công bằng, và một mạng lưới an toàn công cộng được tài trợ đầy đủ " – ông nói.

Đối với hàng triệu người Mỹ đang chật vật kiếm tiền trả các khoản nợ, mua sắm thức ăn, và cố gắng sống sót qua đại dịch, Collins nói rằng đại dịch đã cho thấy sự thật đau lòng về một xã hội bất bình đẳng. Nhưng ông cũng thấy rằng quãng thời gian này như một sự thức tỉnh. " Điều tốt là hầu hết mọi người đều hiểu. Họ thực sự hỗ trợ các chính sách công có thể đưa chúng ta theo một hướng đi mới ", như thuế đối với người giàu, hay thuế thừa kế lũy tiến, hoặc thậm chí là mức lượng tôi thiểu 15 USD đối với các nhân viên tạp hóa và những người lao động khác. " Các chính trị gia của chúng ta có thể nắm bắt được công chúng khi tìm cách giải quyết tình trạng bất bình đẳng này ".

Tham khảo: FastCompany

Những 'thảm hoạ' mua đồ online khiến ai xem xong cũng phải cân nhắc kĩ hơn mỗi khi muốn nhấn nút đặt hàng

1. "Này! Nhìn thử cái váy mà tôi vừa mua trên mạng đi!"

Những khoảnh khắc dở khóc dở cười, chắc chắn sau khi xem xong ai cũng sẽ phải cân nhắc trước khi mua hàng online - Ảnh 1.

Khác xa một trời một vực

2. Người ta thậm chí còn không thèm dùng chung một loại vải

Những khoảnh khắc dở khóc dở cười, chắc chắn sau khi xem xong ai cũng sẽ phải cân nhắc trước khi mua hàng online - Ảnh 2.

Trông có chán không cơ chứ

3. "Hình như đây không phải màu mà tôi đặt?"

Những khoảnh khắc dở khóc dở cười, chắc chắn sau khi xem xong ai cũng sẽ phải cân nhắc trước khi mua hàng online - Ảnh 3.

Cú lừa cực mạnh

4. Thực tế đau lòng

Những khoảnh khắc dở khóc dở cười, chắc chắn sau khi xem xong ai cũng sẽ phải cân nhắc trước khi mua hàng online - Ảnh 4.

5. Hình như đưa lộn size

Những khoảnh khắc dở khóc dở cười, chắc chắn sau khi xem xong ai cũng sẽ phải cân nhắc trước khi mua hàng online - Ảnh 5.

Làm gì có size nào như thế này?

6. Minh chứng rõ nhất cho việc bạn nên suy nghĩ thật kỹ trước khi mua đồ trên mạng

Những khoảnh khắc dở khóc dở cười, chắc chắn sau khi xem xong ai cũng sẽ phải cân nhắc trước khi mua hàng online - Ảnh 6.

7. "Sao họ bảo mặc vào thì sẽ tôn dáng lắm cơ mà?"

Những khoảnh khắc dở khóc dở cười, chắc chắn sau khi xem xong ai cũng sẽ phải cân nhắc trước khi mua hàng online - Ảnh 7.

8. Nụ cười chợt tắt khi vừa thử mặc

Những khoảnh khắc dở khóc dở cười, chắc chắn sau khi xem xong ai cũng sẽ phải cân nhắc trước khi mua hàng online - Ảnh 8.

2 chiếc váy, 2 khuôn mặt, 2 số phận

9. Cái này thì chán chả buồn nói luôn

Những khoảnh khắc dở khóc dở cười, chắc chắn sau khi xem xong ai cũng sẽ phải cân nhắc trước khi mua hàng online - Ảnh 9.

Cái gì thế này?

10. "Ít ra thì tôi sẽ có một bộ đồ ngủ mới..."

Những khoảnh khắc dở khóc dở cười, chắc chắn sau khi xem xong ai cũng sẽ phải cân nhắc trước khi mua hàng online - Ảnh 10.

Cạn lời luôn!

11. "Nó đã có thể là một bộ váy đẹp nhất."

Những khoảnh khắc dở khóc dở cười, chắc chắn sau khi xem xong ai cũng sẽ phải cân nhắc trước khi mua hàng online - Ảnh 11.

12. "Sao họ bảo cái này là từ da?"

Những khoảnh khắc dở khóc dở cười, chắc chắn sau khi xem xong ai cũng sẽ phải cân nhắc trước khi mua hàng online - Ảnh 12.

Làm ăn kiểu gì thế nhỉ?

13. "Làm gì có đôi chân nào dài đến thế?"

Những khoảnh khắc dở khóc dở cười, chắc chắn sau khi xem xong ai cũng sẽ phải cân nhắc trước khi mua hàng online - Ảnh 13.

14. "Cái gì đây? Váy làm bằng giấy thủ công à?"

Những khoảnh khắc dở khóc dở cười, chắc chắn sau khi xem xong ai cũng sẽ phải cân nhắc trước khi mua hàng online - Ảnh 14.

Chả hiểu kiểu gì luôn

15. Ít ra thì bộ váy này vẫn còn giống màu sắc

Những khoảnh khắc dở khóc dở cười, chắc chắn sau khi xem xong ai cũng sẽ phải cân nhắc trước khi mua hàng online - Ảnh 15.

16. Chờ 3 tháng để nhận được như thế này đây

Những khoảnh khắc dở khóc dở cười, chắc chắn sau khi xem xong ai cũng sẽ phải cân nhắc trước khi mua hàng online - Ảnh 16.

17. Trông không được sang chảnh như mẫu nhưng có vẻ rất ấm áp

Những khoảnh khắc dở khóc dở cười, chắc chắn sau khi xem xong ai cũng sẽ phải cân nhắc trước khi mua hàng online - Ảnh 17.

Dù không sang dịch thuật nhưng trông vẫn đáng yêu nhé

18. Nếu đã mua váy thì phải nên thử trước, tránh những trường hợp như thế này đây

Những khoảnh khắc dở khóc dở cười, chắc chắn sau khi xem xong ai cũng sẽ phải cân nhắc trước khi mua hàng online - Ảnh 18.

Thảm họa thực sự

19. Trông nó cứ sai sai kiểu gì

Những khoảnh khắc dở khóc dở cười, chắc chắn sau khi xem xong ai cũng sẽ phải cân nhắc trước khi mua hàng online - Ảnh 19.

20. Của bỏ đi của người này nhưng có thể lại là món quà với kẻ khác

Những khoảnh khắc dở khóc dở cười, chắc chắn sau khi xem xong ai cũng sẽ phải cân nhắc trước khi mua hàng online - Ảnh 20.

(Sưu tầm: Brightside)

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020

Xem ảnh hồi bé của hội thiếu gia Việt mới thấy ai cũng khí chất trời cho, có muốn cũng chả bắt chước được

Bất kể sự đời có xoay chuyển ra sao đi chăng nữa, hội thiếu gia vẫn luôn là một trong những nhóm nhận được sự quan tâm nhiều nhất của cộng đồng mạng. Bởi "thiếu gia" chính là khái niệm bao trùm của sự giàu có, của cuộc sống sang chảnh với siêu xe, đồng hồ tiền tỷ, quần áo hàng hiệu và những chuyến du lịch khắp năm châu bốn bể.

Nhưng xin nhớ cho rằng, trước khi trở thành thiếu gia hót hòn họt trên MXH, những Phan Thành, Tuấn Hải, Thế Anh,... cũng chỉ là những chú bé đáng yêu, nhắng nhít mà thôi. Vậy dịch thuật thì nếu đã quá quen thuộc với diện mạo bảnh bao, điển trai của hội thiếu gia đình đám rồi, loạt hình "khi xưa ta bé" của họ chắc chắn sẽ khiến bạn phải bật cười thích thú đấy!

Anh em Phan Thành - Phan Hoàng đã luôn thân thiết từ khi còn nhỏ xíu. Không khó để nhận thấy đường nét trên gương mặt của cả 2 gần như y nguyên.

Khoảnh khắc khi xưa ta bé của hội thiếu gia Việt: Gia thế giàu có lại còn điển trai từ nhỏ, ông trời hơi bị thiên vị rồi đó nha - Ảnh 1.

Hiện tại họ vẫn là 2 thiếu gia đình đám trong hội con nhà giàu Việt, nhất là trong đường tình duyên.


Ngay từ khi còn nhỏ xíu, Tuấn Hải đã sở hữu nhan sắc đi vào lòng người.

Khoảnh khắc khi xưa ta bé của hội thiếu gia Việt: Gia thế giàu có lại còn điển trai từ nhỏ, ông trời hơi bị thiên vị rồi đó nha - Ảnh 5.

Và đến lúc này, xin mạnh dạn khẳng định rằng: Gen đẹp đã ăn vào máu thì thời gian có khắc nghiệt đến đâu cũng... chào thua!


Trước khi có vẻ ngoài rắn rỏi và hơi lạnh lùng như hiện tại, "em bé" Nguyễn Thế Anh đã vô cùng bụ bẫm.


Lúc bé Thế Anh (phải) đã điển trai thế này thì bảo sao khi lớn lên, anh chàng không trở thành hình mẫu bạn trai lý tưởng của bất kì cô gái nào chứ!

Khoảnh khắc khi xưa ta bé của hội thiếu gia Việt: Gia thế giàu có lại còn điển trai từ nhỏ, ông trời hơi bị thiên vị rồi đó nha - Ảnh 11.

Đương nhiên, cho dù hiện tại có theo đuổi phong cách nào, từ suit nghiêm túc đến cool ngầu, từ ở nhà đến đi làm, Thế Anh vẫn dư sức hấp dẫn bất cứ cô gái nào.


Danh hiệu hài hước nhất chắc chắn thuộc về anh chàng Trung Japan. Thiếu gia Hà thành được ghép ảnh bị diều hâu tha đi với gương mặt khá hoang mang.

Khoảnh khắc khi xưa ta bé của hội thiếu gia Việt: Gia thế giàu có lại còn điển trai từ nhỏ, ông trời hơi bị thiên vị rồi đó nha - Ảnh 15.

Bây giờ Trung vẫn tiếp tục gây ấn tượng với gout ăn mặc sang chảnh, đúng điệu thiếu gia.


Là con trai cả của bầu Hiển, Đỗ Quang Vinh cũng là một "người thừa kế" tài năng, đình đám. Từ khi còn nhỏ xíu, Quang Vinh đã sở hữu nụ cười rạng rỡ với lúm đồng tiền siêu đáng yêu.


Đã là bố bỉm sữa rồi nhưng Đỗ Quang Vinh vẫn cực kì điển trai và vô cùng cuốn hút.